Thư viện Web Mail Liên hệ
   
 
 
 
Loading...
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế quốc tế

11Ban hành kèm theo Quyết định số 718 /QĐ-ĐT, ngày 12/3/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội


1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức chung trong ĐHQGHN

- Người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin; có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh) và sử dụng được những kiến thức nói trên trong học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.

1.2. Kiến thức nhóm chuyên ngành

- Người học nắm vững phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng được phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội; có hiểu biết sâu về tri thức nền tảng của các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế, có khả năng vận dụng những tri thức đó trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

1.3. Kiến thức chuyên ngành

- Người học chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế quốc tế làm chủ được những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế; các phương pháp Tổng hợp, phân tích và đánh giá chính sách về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.

1.4. Yêu cầu đối với luận văn

Thể hiện hiểu biết sâu về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế quốc tế; kết quả luận văn có giá trị đối với lĩnh vực nghiên cứu, hoạt động thực tiễn của người học.

- Luận văn có khối lượng khoảng 70 trang A4 có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù đề tài nghiên cứu của luận văn nhưng không quá 100 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn được khuyến khích trích đăng trên các tạp chí khoa học thuộc Danh mục Tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Trong trường hợp kết quả luận văn được trích đăng trên các tạp chí thuộc Danh mục trên trước khi học viên bảo vệ luận văn, điểm đánh giá luận văn của học viên sẽ được cộng từ 0,5 đến 1,0 điểm tùy theo mức điểm công trình tối đa của tại chí trong Danh mục trên..

2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng

- Người học có khả năng phân tích, đánh giá các chính sách về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế.

- Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế như: Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế và các học phần có liên quan.

- Có khả năng tư vấn, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với trình độ tương đương mức B1 hoặc bậc 3/6 của khung châu Âu.

2.2. Kĩ năng mềm
- Làm việc độc lập và tự nghiên cứu khám phá.
- Quản lý nhóm và lãnh đạo nhóm hiệu quả.

- Lắng nghe và tư duy phản biện.

- Giao tiếp truyền đạt rõ và hiệu quả.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ cá nhân trong tổ chức.

- Sử dụng thành thạo phần mềm xử lý thông tin như SPSS, E-View...

- Tiếng Anh đạt Chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu tương đương 4.5 IELTS hoặc 477 TOEFL.

3. Về năng lực

3.1. Những ví trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Chuyên viên hoạch định, phân tích, tư vấn chính sách
- Nghiên cứu viên và giảng viên
- Nhà quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước

3.2. Yêu cầu kết quả thực hiện công việc

Nhóm 1 - Chuyên viên hoạch định, phân tích, tư vấn chính sách: Có đủ năng lực để tham gia hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế; tài chính quốc tế; đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như UN, ADB, IMF, WB, iNGOs...

Nhóm 2 - Nghiên cứu viên và giảng viên :Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề hay các học phần liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các cơ sở nghiên cứu.

Nhóm 3- Nhà quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước:Có khả năng đảm nhận các công việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án cũng như tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng về thương mại và đầu tư nước ngoài tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

4. Về phẩm chất đạo đức

4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

            - Có các phẩm chất đạo đức cá nhân như bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đương đầu với rủi ro, có tinh thần tự tôn, linh hoạt và sáng tạo.

4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

            - Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như đam mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc, thích ứng với môi trường đa văn hóa.

4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Có các phẩm chất đạo đức xã hội như tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực và có tinh thần hướng về cộng đồng và vì cộng đồng.


Các tin khác
 
 
 
 
free stats Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel/Fax: (84-4) 37950341 - Email: fibe_ueb@vnu.edu.vn
Website: fibe.ueb.edu.vn